Giới thiệu Cây nặn mụn 2 đầu vệ sinh, thao tác nặn mụn dễ dàng
Trước đây, khi que nặn mụn chưa có, mọi người thường tự nặn mụn bằng tay. Vi khuẩn từ đầu móng tay xâm nhập vào những nốt mụn khiến cho vùng da đó bị nhiễm khuẩn, mưng mủ và để lại sẹo cùng vết thâm. Que nặn mụn ra đời là giải pháp an toàn, hữu hiệu cho những ai tự thực hiện nặn mụn tại nhà.
Cây nặn mụn thần thánh thường được thiết kế 1 đầu kim nhọn, 1 đầu để nặn mụn, tuy nhiên cũng có loại được thiết kế đều là 2 đầu nặn mụn nhưng kích thước to nhỏ khác nhau. Việc sử dụng que nặn mụn rất đơn giản, nhưng nếu không áp dụng theo đúng quy trình nặn mụn với que, bạn có thể khiến làn da mình trở nên tồi tệ hơn.
Vậy cách sử dụng cây nặn mụn thần thánh như thế nào?
Bước 1: Vệ sinh tay thật sạch
Rửa tay bằng xà phòng, rửa thật kỹ các khe, ngón tay hoặc có thể lấy một chút nước rửa tay chứa cồn cho vào lòng bàn tay để làm sạch tay. Sau đó, dùng khăn sạch để lau khô tay.
Bước 2: Xông hơi da mặt
Trước khi sử dụng cây nặn mụn bạn cần rửa sạch mặt, xông hơi da mặt với nước ấm, hoặc nước trà xanh. Khoảng 5-10 phút để lỗ chân lông giãn nở ra.
Bước 2: Vệ sinh dụng cụ
Bạn cần rửa sạch que nặn mụn, có thể khử trùng với cồn y tế hoặc nước muối sinh lý. Sau đó lau khô bằng khăn bông mềm để tránh vi khuẩn xâm nhập vào nốt mụn khiến mụn nguy hiểm hơn.
Bước 3: Tiến hành nặn mụn
Để nhân mụn trồi lên bề mặt da, bạn dùng cây nặn mụn ấn nhẹ nhàng . Đồng thời, sử dụng bông mềm lau nhẹ để loại bỏ nhân mụn. Trong trường hợp nhân mụn chưa ra hết, bạn cũng có thể ấn thêm một lần nữa để đảm bảo có thể loại bỏ hết nhân mụn để tránh mụn bị tái phát. Tuy nhiên, cũng tùy vào từng vị trí khác nhau, bạn có thể áp dụng những cách nặn mụn khác nhau:
Mũi là vị trí xuất hiện nhiều mụn, đặc biệt là mụn đầu đen và mụn cám, đối với mụn ở mũi: Bạn có thể để dụng cụ nặn mụn theo chiều từ trên xuống và hơi chếch vào phía trong để hạn chế tình trạng tổn thương làn da và đưa mụn ra ngoài dễ dàng.
Còn đối với mụn ở má và trán: Bạn cần kéo căng da mặt, sau đó dùng cây nặn mụn ấn xuống để đầu mụn lọt ra ở giữa.
Mụn ở hai bên cánh mũi: Ở vùng này, bạn nên thực hiện nhẹ nhàng để da không bị đau. Đồng thời, đặt cây nặn mụn theo hướng từ dưới lên để có thể dễ dàng đưa nhân mụn ra ngoài hơn.
Bước 4: Chăm sóc da sau nặn mụn
Bạn nên rửa sạch mặt lại với nước sau khi nặn mụn xong, dùng viên đá lạnh thoa lên nốt mụn vừa nặn để se khít lỗ chân lông. Tiếp đó, lau sạch mặt với khăn bông mềm rồi thoa nước hoa hồng dưỡng da.
Bạn cũng có thể đắp mặt nạ khoai tây hoặc mặt nạ trà xanh sau khi nặn mụn để làm lành vết thương và ngăn ngừa mụn quay trở lại.
Sau mỗi lần nặn mụn, bạn cần khử trùng que nặn mụn và để ở những nơi khô ráo, sạch sẽ nhé! Sử dụng que nặn mụn đúng cách sẽ giúp bạn chăm sóc
Giá SLC